Kết quả tìm kiếm cho "�����i K93"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 8
Sau chiến tranh, mất mát đau thương dần được chữa lành theo năm tháng. Nhưng vẫn còn nỗi đau âm ỉ của Đảng, Nhà nước, Nhân dân ta, khi rất nhiều liệt sĩ hy sinh ở các chiến trường trong và ngoài nước chưa được quy tập đầy đủ về quê hương xứ sở. Hài cốt của các chú, các anh đang nằm lại trong rừng sâu, ở đâu đó dưới lòng đất. Vì thế, một sứ mệnh thiêng liêng được trao lên những đôi vai của cán bộ, chiến sĩ (CBCS) đội chuyên trách: Ngày qua ngày đi tìm đồng đội đã hy sinh!
“Khi tôi chào đời đất nước đã liền thân/ Nhưng nỗi đau vẫn mãi còn âm ỉ/ Chiến tranh với tôi là những câu chuyện kể/ Và những bác cựu binh không nguyên vẹn ngày về!” (Chiến tranh – Phan Thúc Định). Cảm xúc nghẹn ngào càng trở nên mãnh liệt trong tháng 7 tri ân, khi triệu trái tim hướng về Ngày thương binh - Liệt sĩ (27/7), bằng những hành động tri ân, đáp nghĩa, ghi nhớ công ơn anh hùng, liệt sĩ.
Năm 2024, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh An Giang là đơn vị điểm cho Bộ Quốc phòng trên các mặt công tác; làm điểm thực hiện Cuộc vận động 50 Bộ Quốc phòng. Cùng với đó, đơn vị giữ vai trò nòng cốt, tham mưu tổ chức diễn tập khu vực phòng thủ tỉnh; tổ chức các hoạt động chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024)…
Từ ngày 29/11 – 1/12, đại tá Thạch Thanh Tú (Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh, Phó Trưởng ban Chuyên trách tỉnh An Giang) làm trưởng đoàn công tác đã đến tỉnh Takeo và Kampong Speu (Vương quốc Campuchia).
Sáng 24/7, tại Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh An Giang, đoàn công tác Văn phòng Ban Chỉ đạo Quốc gia 515 đến khảo sát, nghiên cứu về thực hiện chế độ, chính sách và công tác đảm bảo đối với tổ chức, cá nhân làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ.
“Mẹ ơi, chiều nay con về với mẹ/ Con ngủ quên dưới cánh rừng lá bạc rì rào...” (bài hát “Về thăm mẹ”, nhạc Đỗ Triệu An, thơ Nguyễn Quang Thiều). Chiến tranh đã lùi vào dĩ vãng, nhưng vẫn còn biết bao liệt sĩ “ngủ quên”, “rải rác biên cương mồ viễn xứ”. Vậy nên, đồng đội sẽ đi tìm, đưa họ trở về đất mẹ quê hương...
Ông Đỗ Văn Long (sinh năm 1942, ngụ xã Khánh An, An Phú) cùng gia đình lưu luyến nhìn lại hài cốt của liệt sĩ Đỗ Thị Liên (sinh năm 1952) khi những nắm đất dần phủ lên miệng huyệt. Em gái của ông hy sinh lúc 18 tuổi, được chôn ở Vạt Lài (Campuchia), mà 50 năm nay ông mới tìm thấy. Lực lượng tìm thấy hài cốt của bà Liên chính là Đội K93 - những người dành gần 20 năm đi tìm đồng đội đã hy sinh.
Theo Ban Chỉ đạo 515 tỉnh, từ giai đoạn I, mùa khô năm 2001-2002 đến giai đoạn XVIII, mùa khô năm 2018-2019, Đội K93 (tỉnh An Giang) đã quy tập được 3.147 hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện Việt Nam hy sinh qua các thời kỳ chiến tranh ở Campuchia và trong nước. Trong đó, 1.926 hài cốt được quy tập ở Campuchia (khuyết danh 1.676); 1.221 hài cốt trong nước (khuyết danh 1.092). Mỗi giai đoạn, đơn vị quy tập được từ 77 - 302 hài cốt.